Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên (Sơ đồ bài trí)
Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên là một vấn đề mà bất kỳ gia đình nào khi đặt bàn thờ gia tiên cũng nghĩ tới. Trên bàn thờ cần có những gì và cách sắp xếp vị trí như thế nào. Những vấn đề liên quan sẽ được chúng tôi chia sẻ với bạn đọc ngay trong nội dung dưới đây.
Dưới đây là một sơ đồ bài trí cơ bản nhất cần có trên một bàn thờ tổ tiên trong gia đình. Qua đó chúng tôi xin giải thích chi tiết về sơ đồ này và những điều cần lưu ý về đồ dùng ngay bên dưới.
Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên (Giải thích sơ đồ bài trí)
Chúng tôi sẽ đi chi tiết từ việc bàn thờ và tất cả những đồ dùng tùy chỉnh trong nội dung dưới đây:
#1 Bàn thờ gia tiên
Nói đến bàn thờ gia tiên, chúng ta có rất nhiều lựa chọn từ kích thước, mẫu sản phẩm cho đến chất liệu được sử dụng làm nên bàn thờ. Kích thước lỗ ban đúng theo phong thủy đồ thờ là điều chúng ta cần quan tâm tới. Theo đó, các kích thước phổ biến được sử dụng đúng lỗ ban là:
Ngang: 127cm, 147cm, 157cm, 175cm, 197cm, 217cm…Đối với TP. Hồ Chí Minh kích thước phổ biến được khách hàng của chúng tôi lựa chọn là 147cm với phong cách mẫu hiện đại và sang trọng.
Sâu: 97cm, 88cm, 81cm, 60cm (cung QUAN – TIẾN BẢO),…
Cao: 119cm (cung ĐINH – TÀI VƯỢNG), 127cm (cung VƯỢNG – TIẾN BẢO)…
Các mẫu bàn thờ gia tiên của Mỹ An Khang sản xuất có sẵn các kệ để kê ngai thờ và ảnh thờ.
#2 Khám thờ – Ngai thờ
Tùy vào điều kiện và diện tích căn phòng thờ mà mỗi gia chủ sẽ thiết kế bàn thờ với kích thước và kiểu dáng khác nhau. Khám thờ và ngai thờ sẽ đặt trên bàn thờ ở vị trí chính giữa cao nhất và sát với vách tường.
Khám thờ để bài vị bên trong. Ngày xưa khi lập ngai thờ, các gia đình thường mời vị có chức sắc cao nhất làng về dự lễ và điền 1 nét lên chữ THẦN CHỦ (thường chữ CHỦ sẽ để thiếu 1 nét chấm), lễ này còn được gọi là LỄ KHAI HOA ĐIỂM NHÃN.
Ngai thờ có thể lập bài vị ghi rõ người cao nhất của bàn thờ gia tiên đang thờ phụng hoặc không lập bài vị. Nếu không lập bài vị thì sẽ được hiểu là có một vị cao nhất đang ngự trên đó.
#3 Ảnh thờ
Được đặt theo nguyên tắc “nam tả – nữ hữu” tức là ảnh các cụ ông thì đặt bên trái (tính theo hướng chủ tọa nhìn ra từ trong ra ngoài) và ảnh các cụ bà thì đặt bên phải.
#4 Bát hương
Bát hương là trung tâm điểm của bàn thờ.
Bát hương trên bàn thờ có rất nhiều cách đặt và thờ khác nhau tùy thuộc vào phong tục của mỗi vùng miền. Theo cổ truyền, số lượng bát hương thường ứng với các số lẻ như 1 bát hương, 3 bát hương, 5 bát hương.
Đối với bộ 3 bát hương (thường được dùng phổ biến)
Các chú ý về bát hương
Màu sắc: Không sử dụng màu vàng vì màu vàng thường được dùng thờ cho vua chúa ngày xưa
Trong bát hương có thể đặt RỲ HIỆU: ghi tên của những người được thờ.
Sử dụng tro sạch hoặc cát trắng phơi sạch
Vào trước các ngày giỗ hoặc ngày 23 tháng chạp thì tháo dỡ các chân hương đem đốt bỏ, sau đó dọn dẹp lại bàn thờ, tủ thờ để đón rước ông bà về.
Phòng cháy cẩn thận khi đặt bát hương.
#5 Đèn thái cực – Đèn lưỡng nghi
Thái cực sinh lưỡng nghi
Đèn thái cực để chính giữa bàn thờ ngay dưới chân khám thờ và ngọn đèn thái cực luôn thắp sáng. Ngày xưa, đèn thái cực thường được thắp bằng dầu, ngày nay có rất nhiều mẫu bắt mắt và được sử dụng điện rất đẹp. Đặc biệt là những bóng đèn led tiết kiệm điện, độ bền tốt và cho ánh sáng dễ chịu.
Về đôi chân nến tượng trưng cho cặp đèn lưỡng nghi. Lưỡng nghi là âm với dương, cho chân nến lưỡng nghi bên trái (theo hướng từ trong bàn thờ nhìn ra) tượng trưng cho mặt trời, chân nến bên phải trượng trưng cho mặt trăng. Khi cúng xong thì tắt đèn lưỡng nghi.
#6 Mâm bồng – Lộc bình
Đông bình – Tây quả
Đĩa quả đặt bên phải, lọ hoa đặt bên trái.
Đĩa quả nên có 5 loại (ngũ sắc)
Ngày xưa làm nhà thường quay hướng Nam nên có quy tắc ĐÔNG BÌNH – TÂY QUẢ tức là: Bình hoa bên trái (nhằm hướng Đông) khi có gió Đông – Đông Nam thì hương hoa sẽ tỏa khắp nhà. Quả thì để bên hướng Tây, hướng tiện tay phải các cụ dùng.
#7 Đỉnh hương – Bộ lư hương
Để đốt trầm trong các ngày giỗ, lễ tết…
Ngoài ra, chúng ta có các đồ thờ khác có thể đặt lên bàn thờ gia tiên
Bộ 3 chén nước: Đựng nước trắng và dược thay mỗi khi thắp hương
Đài đựng rượu:
Ống đựng hương:
Đũa thờ:
Và các đồ thờ khác tùy theo phong tục của mỗi gia đình.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!