Trang trí bàn thờ thần tài, cần phải hiểu rõ làm chuẩn
Chúng tôi vẫn nói về việc cẩn trọng trong vấn đề trang trí bàn thờ thần tài. Bởi vì những tùy chỉnh của bạn có thể sẽ gặp sai sót trong việc thờ cúng thần tài ông địa. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc về cách trang trí bàn thờ thần tài chuẩn, thêm vào đó là giải thích những tùy chỉnh giúp qúy khách hàng hiểu rõ hơn về những điều nên và không nên.
Có thể nói đến việc tùy theo vùng miền và nhu cầu sử dụng kinh doanh, gia đình, văn phòng làm việc,…mà chúng ta có những sự thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, trang trí một không gian thờ thần tài ông địa hoàn chỉnh thì việc chúng ta cần làm là chuẩn bị những thứ ngay dưới đây.
Nếu quý khách chưa có bàn thờ thì có thể tham khảo danh sách mẫu: BÀN THỜ THẦN TÀI CAO CẤP TỚI PHỔ THÔNG của chúng tôi
Những đồ cần chuẩn bị trang trí bàn thờ thần tài
1. Ngai thờ
Trước đây tượng của ngài thần tài, thổ địa thường không sử dụng đế liền tượng dẫn đến việc chiều cao của các ngài ngồi thấp hơn bát nhang hoặc bị bát nhang lớn che tầm nhìn nên việc sử dụng ngai thờ là một giải pháp.
Ngai thờ có 2 dạng: Đế ngang liền hoặc ngai rời từng vị trí của các ngài. Ngai thờ được sử dụng để các ngài ngồi lên kê cao các ngài lên.
Ngày nay, các sản phẩm tượng thần tài thổ địa thường thấy đã có sẵn đế vuông và kích thước tượng tương đối cao lớn nên việc sử dụng ngai thờ trong nhiều trường hợp là không cần thiết.
2. Bài vị
Một vật rất quan trọng và không thể thiếu trong bàn thờ thần tài ông địa, đó là bài vị.
Bài vị thần tài có chức năng chính là chấn sát. Với nội dung 5 hàng chữ rất quan trọng
3. Tượng thần tài ông địa
Đối với các nét tượng thờ thì nét ngài tươi vui là những yếu tố cần thiết. Ngoài ra có một yếu tố duyên giữa sự gặp nhau giữa bạn và hình tượng của các ngài.
Tôi nghĩ rằng bạn đã từng bắt gặp những không gian thờ thần tài thổ địa nhưng có thêm một ngài ở giữa. Đó chính là thần tiền (hay còn gọi là thần phát). Trong điều kiện bàn thờ của bạn đủ rộng thì việc đặt thêm vị thần tiền nữa cũng là điều nên có.
Bạn có thể tham khảo tại: TƯỢNG THẦN TIỀN ở đó chúng tôi đã giải thích rõ hơn
4. Ba chum có nắp đậy
Hay còn gọi là 3 hũ. Tùy theo vùng miền và một số nhu cầu tín của từng người khác nhau nên có người chọn 3 hoặc chọn 2 hũ.
- 3 Hũ: Gạo – Nước – Muối
- 2 Hũ: Gạo – Muối
Dù đây là chum có nắp đậy sạch sẽ nhưng chúng tôi khuyên rằng trong thời gian sử dụng từ 2-3 tháng thì bạn nên thay gạo, muối, nước trong đó một lần. Vì gạo có thể sẽ bị hôi mốc, muối có thể gặp ẩm, nước có thể đọng cặn. Nên việc thay những thứ bên trong đó giúp chúng ta có được những thứ tốt nhất để lễ cho các ngài.
5. Bát hương
Vị trí của bát hương nên đặt ở trung tâm của bàn thờ, nếu bát hương là hình cặp rồng và âm dương thì hướng âm dương ra thẳng trực diện. Còn nếu bát hương là hình bông sen lớn thì hướng bông sen ra trực diện.
Bát hương không nên cao quá tầm mắt nhìn của tượng thần tài thổ địa vì như chúng tôi đã nói ở trên. Việc này có thể làm ảnh hưởng đến tầm quan sát của các ngài.
6. Dĩa trái cây
Dĩa trái cây thường được dùng để 1 bên của bát hương và hơi tiến về phía trước của bàn thờ so với bát hương.
Còn một vị trí đặt nữa chúng ta thường thấy đó là dĩa trái cây đặt ở phía ngoài cùng của bàn thờ (Thường nếu bàn có ngăn kéo thì đặt ở ngoài phần ngăn kéo luôn) theo nhu cầu thẩm mỹ sử dụng của mỗi gia đình.
Nên có trái cây thường xuyên cho trên bàn thờ của các ngài dù ít hay nhiều. Những trái thường được sử dụng trong những ngày thông thường như đu đủ, dưa hấu, xoài, chuối,…
Trong những ngày đặc biệt, ngày của các ngài thì nên có sự chỉnh chu hơn bằng việc chuẩn bị 1 dĩa trái cây mới. Ví dụ như ngày 10 âm lịch hàng tháng.
7. Bình bông
Kích thước bình bông không quá quan trọng, chỉ cần chúng ta sắp xếp tương xứng với không gian của bàn thờ.
Bình bông có thể đặt ở đối dứng của vị trí dĩa trái cây tức là bên cạnh của lư hương và dịch về phía trước của bàn thờ.
Tuy nhiên, có một vị trí đặt nữa cũng được đón nhận đó là việc chúng ta để bình bông bên dưới bàn thờ, với bình bông bên dưới bàn thờ thì chúng ta nên sử dụng 1 bình bông cỡ lớn 1 chút để góc nhìn và không gian thờ được trang trọng hơn.
Hoa đặt trên bàn thờ thần tài thì cũng rất đa dạng, các loại hoa như cúc, đồng tiền, lưu ly, hoa dơn,…đều có thể là lựa chọn hợp lý cho bạn.
8. Bộ 5 ly
5 chén nước này thường được xếp thành hình chữ thập. Tuy nhiên, theo nhiều cách thay đổi và sự tiện lợi hơn thì đến nay chúng ta có thể sử dụng bộ 3 chén nước hoặc bộ 5 chén nước dưới hình dạng thẳng để việc sắp xếp được thuận tiện.
Thần tài ông địa là những vị thần theo lời truyền là khá dễ tính, việc chúng ta cần làm là cần có được cái tâm tốt nhất trong việc thờ cúng các ngài.
Những vật phẩm phong thủy tùy chỉnh trang trí trên bàn thờ thần tài
1. Thiềm thừ (Cóc chiêu tài)
Là một vật phẩm phong thủy với ý nghĩa chiêu tài lộc giúp gia tăng vượng khí cho không gian được thờ.
2. Cặp tỳ hưu
Là một vật phẩm phong thủy giúp chấn sát, trông coi không gian và bảo vệ sự bình an cho không gian thờ.
3. Tháp tỏi
Tháp tỏi là vật phẩm phong thủy giúp xua đuổi tà khí, bảo vệ không gian thờ.
4. Đồ uống, bánh ngọt
Là những đồ cúng được đặt lên thêm cho các ngài, đó là những sự ngọt ngào và vật dụng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, có rất nhiều đồ lễ thờ khác nhau tùy theo điều kiện, ngành nghề kinh doanh mà gia chủ có những tùy chỉnh cho riêng mình.
Thờ cúng xuất phát từ tâm, mọi thứ khi chuẩn bị bạn cần có được một cái tâm để việc thờ cúng được các ngài ban cho hiệu quả nhất.
Xem thêm: Mẫu Bàn thờ thần tài đẹp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!