Bàn thờ Thần Tài gồm có những ông nào?

Nhiều người không biết được bàn thờ Thần Tài cần có những ông gì để thêm phát tài phát lộc. Vì việc thờ cúng đầy đủ giúp cho gia chủ được thần phật tứ phương phò trợ, giúp việc làm ăn thuận lợi và phát tài phát lộc.

Vì vậy, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau để biết được trong bàn thờ Thần Tài cần những ông nào để bổ sung vào cho đầy đủ, giúp  hỗ trợ việc thờ cúng thêm linh nghiệm:

Bàn thờ Thần Tài cần có những ông nào?

1. Phật Di Lặc

Theo tương truyền, phật Di Lặc là vị Phật thứ 5 sẽ thay thế Phật Thích ca Mâu Ni để truyền bá đạo pháp cho chúng sanh. Ông cũng được xem  là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên Trái đất.

Từ thế kỷ 10, ở Trung Hoa thì hòa thượng Bố Đại được xem là hiện thân của đức phật Di Lặc. Bố Đại được ví như một người mập mạp, luôn có nụ cười thường trực trên môi, chiếc bụng bự. Đi đâu ông cũng hay mang trên vai một cái túi làm bằng vải bố, trong chiếc túi ấy có nhiều phép mầu và đặc biệt là ông rất yêu trẻ con.

Người ta thường thờ Phật Di Lặc trên nóc bàn thờ Thần Tài, với quan niệm là trông nom các vị thần không để làm ăn tắc trách hoặc làm điều sai quất, khuất tất.

tượng phật di lặc ngồi
Phật Di Lặc là nhân vật không thể thiếu trên bàn thờ thần tài

Phật Di Lặc thường được thờ với nhiều kiểu dáng khác nhau như:

  • Phật Di Lặc ngồi tượng trưng cho cuộc sống viên mãn và thanh bình.
  • Phật Di Lặc đứng tượng trưng cho sự giàu sang và như ý.
  • Phật Di Lặc ngồi trên một thỏi vàng lớn và trên tay cầm một thỏi vàng nhỏ là biểu tượng của sự may mắn, phát tài phát lộc.
  • Phật Di Lặc cầm nón trên đầu tượng trưng cho may mắn và an vui.
  • Phật Di Lặc cầm một khối vàng giơ lên trời biểu tượng cho sự giàu có, phúc khí đầy nhà.
  • Phật Di Lặc cầm quạt và quả hồ lô là biểu tượng phù hộ gia đạo nhiều sức khỏe.
  • Phật Di Lặc mang theo túi vàng trên lưng đại biểu cho sự thịnh vượng và phước báu.
  • Phật Di Lặc cầm quạt và mang theo một túi trên vai ngụ ý sẽ bảo hộ cho mọi người trong hành trình dài.

Gia chủ khi thờ bức tượng Phật Di Lặc thường mang đến sự hài lòng và thanh thản trong gia đạo. Nên bày tượng ở góc hướng Đông để ngài có thể nhìn thấy các thành viên trong nhà và phù hộ tất cả được bình an.

Có thể bạn quan tâm: Mẫu tượng Phật Di Lặc ngồi bằng thạch ngọc cực đẹp

2. Thần Tài

Thần Tài là vị thần được nhiều người làm ăn buôn bán thờ phụng để cầu công việc thuận lợi, mua may bán đắt và đạt được nhiều tiền bạc, mọi sự suông sẻ.

Tương truyền, ngày xưa dưới trần gian không có tục thờ Thần Tài, chỉ có vị Thần Tài trên trời để cai quản tiền bạc, tài lộc khắp nhân gian. Trong một lần say rượu, Thần Tài trượt chân rơi xuống trần và va đầu vào đá nên không nhớ gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc như diễn tuồng và cho rằng bị điên.

Thế là dân làng hò nhau ra lột hết sạch áo mão của Thần Tài đem bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo, lại không nhớ mình là ai nên phải đi lang thang xin ăn. Đến một nhà kia buôn bán gà, vịt, heo ế ẩm. Thấy Thần Tài thì mời vào ăn, Thần Tài ăn rất nhiều thịt quay, kỳ lạ thay là khi Thần Tài bắt đầu ăn thì khách cứ kéo đến đông đúc, người bán hàng thấy thế nên ngày nào cũng mời Thần Tài đến ăn, các quầy hàng gần đó cũng đâm ra ế ẩm.

Một thời gian sau, người bán hàng thấy Thần Tài suốt ngày ăn ngon, lại toàn dùng tay bốc, người thì hôi hám, không tắm giặt, ông ta lo Thần Tài làm khách sợ nên đuổi Thần Tài đi. Quán đối diện thấy vậy thì liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại ùn ùn kéo đến quán này rất đông. Tiếng lành đồn xa, mọi người ai cũng giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng mình ăn để có nhiều khách. Do đó trong dân gian có câu “Thần Tài gõ cửa”.

Người dân thấy Thần Tài không có quần áo lành lặn để mặc nên dẫn đi mua quần áo, sau khi Thần Tài mặc quần áo vào thì nhớ lại mọi chuyện và bay về trời. Mọi người từ đấy đã lập bàn thờ đó, tương truyền hóa thân của Thần Tài là một người ăn xin quần áo rách rưới.

Ngày Thần Tài bay nhằm ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch nên mọi người thường vía Thần Tài vào ngày này để tưởng nhớ ông. Từ đó, tục thờ Thần Tài cũng phổ biến nhằm cần xin ông phù hộ cho việc làm ăn được suông sẻ và nhiều may mắn.

Tượng ông địa thần tài đá xanh ngọc
Mẫu Tượng đang được MAK phân phối – Hai vị là nhân vật chính của bàn thờ Thần Tài

>> Tham khảo chi tiết mẫu tượng trên Tại đây

3. Ông Địa

Trong đời sống trước đây, dân tộc Việt Nam đều dựa vào nông nghiệp và các điều kiện tự nhiên như đất đai, thời tiết, khí hậu, sông ngòi, kênh rạch… trong đó, đất đai là yếu tố cơ bản cấu thành nên vạn vật, giúp con người ấm no và sung túc. Vì vậy, Thổ Thần là một trong những vị thần được cư dân nông nghiệp quan tâm hàng đầu trong cúng kiếng.

Đối với tính ngưỡng dân gian, từ khu rừng cho đến con sông đâu đâu cũng có các vị thần cai quản. Họ thường khấn vái và cúng kiếng các vị thần này để được ấm no và hạnh phúc cũng như cầu các ngài bảo hộ mảnh vườn của họ.

Người ta thường thờ Thổ Thần là một người phương phi, mập mạp, bụng to, vú lớn, miệng cười xởi lởi, tay cầm quạt… dáng điệu hào sảng và phong thịnh, hơi có chút hài hước. Và họ gọi là Ông Địa.

Họ thờ cúng Ông Địa quanh năm để cầu khấn mùa màng bội thu và ấm no. Do đó, trong tín ngưỡng dân gian thì Ông Địa là vị thần có khoảng cách rất gần với người dân, nhiều người khi cúng Ông Địa chỉ cần ly cà phê, điếu thuốc lá, hoặc nải chuối, cái bánh bao là được rồi.

4. Cóc (Thiềm Thừ)

Trong bàn thờ Thần Tài thì không thể thiếu biểu tượng cóc ngậm tiền để cầu may mắn và tài Lộc. Vì theo quan niệm dân gian: “con cóc là cậu ông trời hễ ai đánh nó là trời đánh cho”.

tượng cóc thiềm thừ
Cóc Thiềm Thừ – Linh vật mang lại tài lộc cho gia chủ

Con cóc được người xưa ví như có thể thay đổi thời tiết, hình ảnh con cóc ngậm tiền là biểu tượng của những điềm may mắn, mang tài lộc đến cho gia chủ.

Việc đặt cóc ngậm tiền cũng cần phải chú ý đến vị trí của có để không tán tài hao lộc, khiến gia chủ không được may mắn và tổn hao sức khỏe.

Theo người Trung Hoa, cóc để thờ thường là con thiêm thừ có 3 chân và không có “cửa sau”. Nên người ta thường đặt cóc quay mặt ra cửa vào buổi sáng để hút tài lộc vào bụng. Đến tối thì quay mặt vào nhà để cóc nhả tiền ra.

5. Tỳ Hưu

Người xưa thường quan niệm Tỳ Hưu là linh thú chuyên thu tài và giữ lộc cho gia chủ. Nên người ta thường đặt Tỳ Hưu ở bàn thờ Thần Tài để được làm ăn phát đạt, công việc thuận lợi và nhiều tài lộc.

Tương truền, Tỳ Hưu là con vật có đầu lân, thân gấu được bao bọc vảy rồng, trên đầu có 1 sừng, còn trên lưng thì có cánh. Tỳ Hưu là một trong 9 người con của rồng, khi sinh ra thì Tỳ Hưu không có hậu môn nên chết yểu. Ngọc hoàng thương tình nên cho Tỳ Hưu trở thành linh vật chuyên phù hộ tài lộc trong Nhân gian.

Gia chủ khi đặt Tỳ Hưu ở bàn thờ Thần Tài thì nên xoay ra cửa, mỗi sáng thì thắp nhang khấn nguyện mong muốn của mình cho thật thanh tâm. Sau đó thì lấy khăn sạch thấm nước trà điểm vào mắt trái, rồi đến mắt phải ba lần. Sau đó dùng tay trái giữ chắc Tỳ Hưu, tay phải xoa đầu Tỳ Hưu 3 lần để cầu phước lộc được dồi dào.

Trên đây là những thông tin về bàn thờ Thần Tài gồm có những ông nào. Gia chủ từ bài viết trên đây có thể tham khảo và nhìn lại bàn thờ nhà mình. Nếu thiếu vị nào thì hãy thỉnh về, nhờ thầy khai quang để các thần phù hộ nhiều phước lộc, công việc buôn bán được thuận lợi.

Phú Lộc

4.1/5 - (62 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bàn thờ ông địa gỗ hương giá rẻ tphcm

Báo giá bàn thờ ông địa thần tài gỗ hương giá tốt nhất

Trong số lượng khách hàng có nhu cầu hỏi chúng tôi về bàn thờ ông địa được làm từ gỗ hương thì có nhiều khách...

Trọn bộ Bàn thờ ông địa mạ vàng

Bàn thờ ông địa thần tài được MAK mạ vàng siêu cao cấp

Một bộ sản phẩm của Mỹ An Khang thực hiện giao đến khách hàng ở TP Đà Nẵng yêu cầu mạ vàng đẹp cho những...

Các Lễ vật cúng Thần Tài – Thổ địa mùng 1, ngày Rằm cần chuẩn bị

Cúng Thần Tài - Thổ Địa là một nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Do đó, việc chuẩn...

Bàn thờ Thần Tài của người Hoa: Cách bài trí đúng phong thuỷ

Trong văn hóa của người Hoa, nơi Thần Tài không chỉ là biểu tượng của sự thịnh vượng mà còn là chốn linh thiêng, cần...

văn khấn Full bộ đồ thờ thổ địa thần tài đẹp đầy đủ được sắp xếp

Văn khấn Thần Tài Thổ Địa hàng ngày đầy đủ, đúng lễ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam, thờ cúng Thần Tài Thổ Địa là nghi thức truyền thống biểu thị lòng biết ơn...

Bàn thờ thần tài ông địa Quảng Nam

Bàn thờ thần tài ông địa tại Quảng Nam [NK Gửi hàng đẹp]

Quảng Nam là một thành phố du lịch đẹp với nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử, nơi đây cũng là vùng đất có...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Catalogue Gửi Email
Chat zalo