Có nên thờ 2 ông địa thần tài? Không thờ có sao không?

Nhiều người thường hay thắc mắc có nên thờ 2 Ông Địa Thần Tài? Không thờ có sao không? vì thấy việc cúng kiếng khá rườm rà, phức tạp và mất nhiều thời gian nhưng chưa biết là có linh hay không.

Để giải đáp những câu hỏi xung quanh việc có nên thờ cúng Thần Tài – Ông Địa hay không thì mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau để tìm kiếm lời giải đáp cho mình nhé:

Trang trí bàn thờ ông địa thần tài đẹp
Sắp xếp bàn thờ ông địa thần tài (Mẫu sản phẩm BTOD-024 – Ảnh khách hàng cung cấp)

I. Có nên thờ cúng Thần Tài – Ông Địa hay không?

Tập tục thờ cúng Thần Tài – Ông Địa đã trở thành tính ngưỡng và văn hóa lâu đời cùa người dân Việt với mong muốn làm ăn phát đạt, mọi việt suôn sẻ và hanh thông. Nhất là những ngời làm ăn, kinh doanh buôn bán thì lại cần phải thường xuyên lễ bái 2 vị này.

Thần Tài – Ông Địa từ lâu vốn được biết đến là 2 vị thần được Ngọc Hoàng phong cho là địa tiên nhất đẳng chánh thần nhằm đại diện cho 10 vị thần trấn giữ ở gia đạo mỗi gia đình.

  • Trong đó Thần Tài đại diện cho 5 vị thần là Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài, Hắc Thần Tài và tối thượng là Hoàng Thần Tài.
  • Còn Ông Địa chuyên cai quản đất đai và gia đạo nên thường đại diện cho 5 vị thần cư ngụ bốn phương như Thanh Đế tọa lạc hướng Đông, Bạch Đế chiếm giữ hướng Tây, Xích Đế tọa trấn ở phí Nam, Hắc Đế đại diện cho phương Bắc và cùng hướng về Huỳnh Đế ở vị trí trung ương.

Ông Địa thường được thờ phượng là hình ảnh một người trung niên mập mạp, mặc áo hở ngực, lộ bụng to, miệng cười xởi lởi, tay cầm quạt, tay cầm điếu thuốc… dáng người nhìn rất phương phi, hào sảng và có tính hài hước. Đi theo ông địa thường là Ông Cọp – chúa Sơn Lâm tác quái một vùng được Ông Địa hàn phục và cho đi theo bên mình. Ông Địa còn là đại diện cho tính cách đặc trưng của người Nam Bộ, thường gắn liền với tín ngưỡng thờ phụng thổ công của cư dân ngành nông nghiệp.

Còn Thần Tài là vị thần được miêu tả là câm vàng, bạc trên tay, đầu đội mão, chân mang hia, trang phục nghiêm chỉnh. Ông thường được xem là vị thần phụ trách việc cai quản tiền bạc và tài lộc của Thiên Đình cũng như trần gian.

Như vậy, người ta thường thờ Ông Địa để mong thổ công phù hộ mùa màng bội thu, Thần Tài thì được những người buôn bán thờ cúng để cầu làm ăn phát đạt, suôn sẻ, phúc lộc viên mãn đầy nhà. Thường thường 2 vị thần này luôn đi kèm với nhau trong việc thờ cúng trong dân gian.

Do đó, Thần Tài – Ông Địa là hai vị thần không thể thiếu trong mỗi gia đình, do đó chúng ta nên thờ cúng để cầu phước lộc. Vì ông bà dân gian xưa chẳng thường nói “có thờ có thiêng” đấy là gì.

II. Những điều tuyệt kỵ cần lưu ý khi thờ cúng Thần Tài – Ông Địa

Theo quan niệm dân gian Thần Tài và Ông Đị thường trông giữ vật thực, tiền bạc, tài lộc cho cả gia đình. Do đó, khi muốn tài chính ổn định thì gia chủ cần biết lưu ý đến những điều cấm kỵ sau để không xúc phạm đến các ngài, khiến gia đạo và công việc buôn bán khốn đốn:

1. Không chùi rửa bộ đồ thờ trước khi cúng

Nhiều người khi mua lư hương, ly tách nhằm thờ cúng Thần Tài – Ông Địa ở cửa hàng, lại thấy đồ cúng được bọc túi ni lông nên vô tư để lên bàn thờ. Đây là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng vì không “tẩy uế” đồ thờ trước khi cúng kiếng.

Khi mua đồ thờ cùng về, bạn cần chuẩn bị một thau nước sạch, xắt vài lát gừng cho vào thau nước. Sau đó mới tiến hành lau rửa đồ thờ cúng Thần Tài – Ông Địa và nhớ phải dùng khăn sạch để lau khô rồi mới được đặt lên bàn thờ để thờ cúng.

2. Lư hương không có gói thất bảo

Gói thất bảo là gói vàng bạc “thỉnh” tại chùa. Khi đổ cát vào lư hương thì gia chủ phải cho gói thất bảo vào đáy lư hương rồi mới đổ cát lên trên. Việc cho gói thất bảo vào lư hương tượng trưng cho tiền bạc được Thần Tài gìn giữ giúp trong gia đạo mà không để cho thất thoát hoặc bị mất cắp.

3. Hướng đặt bàn thờ sai

Khi đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, gia chủ nên đặt bàn thờ sát đất, có thể quan sát hết toàn bộ cửa cái để biết được người ra kẻ vào trong nhà. Nếu đặt sẽ gây ra hao tài tốn của, thậm chí tán gia bại sản.

Ngoài ra, trên bàn thờ ở phía sau Thần Tài – Ông Địa phải luôn có đặt một bài vị chữ nho bằng gương, để hai vị thần này được linh ứng.

4. Đặt bàn thờ gần nơi uế tạp

Vị trí đặt bàn thờ ngoài việc hợp phong thủy thì khu vực xung quanh cần phải được quét dọn sạch sẽ trước khi thờ cúng.

Phía trên bàn thờ Thần Tài phải hoàn toàn để trống, thường xuyên lau dọn sạch sẽ, không được để đồ đạc linh tính khiến các ngài mất linh.

5. Không xoay Ông Cóc vào buổi tối

Ông Cóc ngậm đồng tiền vàng nên quay vào nhà để nhả tiền tài cho gia chủ, vì ban ngày Ông Cóc sẽ quay ra ngoài để thu hút vượng khí và tài lộc, nên nếu tối không quay ông Cóc vào thì rất dễ mất may mắn.

6. Tự ý thay hũ gạo, muối, nước

Khoảng trống ở giữa hai ông Thần Tài – Ông Địa luôn là 3 hũ gạo, muối, nước. Gia chủ chỉ thay 3 hũ này khi đến dịp cuối năm, chỉ khi hũ nước với thì châm vào thêm. Nếu trong năm mà thay hũ nước dễ xảy ra những biến động gây ảnh hưởng xấu cho kinh tế của gia đình.

7. Thường xuyên hóa vàng chân nhang

Chân nhang ở bàn thờ Thần Tài – Ông Địa chỉ được hóa vàng vào ngày 23 tháng chạp với giấy tiền vàng mã, cùng với dịp đưa ông Táo về trời. Sau khi hóa vàng, nên đổ một chút rượu trắng lên đám tro hóa vàng. Nếu trong năm mà hóa vàng thường xuyên khiến cho tài lộc dễ bị hao hụt và mất mát.

Với những thông tin trên đây, hy vọng các bạn đọc đã có câu trả lời cho việc có nên thờ 2 ông địa thần tài? Từ đó càng thêm cung kính thờ phụng hai vị thần này, nhằm đem đến những tài lộc và phước báu cho gia chủ. Giúp gia đạo luôn bình an và gặp nhiều may mắn, công việc kinh doanh thuận lợi và phát đạt.

Chúc bạn và gia đình nhiều tài lộc!

Lê Lộc

Xem thêm: Mẫu Bàn Thờ Thần Tài Ông Địa Đẹp được yêu thích

4.3/5 - (61 bình chọn)

Bình luận (3)

  1. Rông says: Trả lời

    Chô kinh doanh có nên đăt hai bàn tho ô đia thân tài đuoc không

  2. Trịnh văn quảng says: Trả lời

    Không buôn bán mà thờ cúng ông thần tài liệu có được không

  3. Phan Thị Thanh Tuyền says: Trả lời

    Nếu nhặt được thần tài mà tượng thần tài bị nứt mẻ thì xử lý thế nào, nếu mua tượng thần tài khác về thay thì tượng cũ nhặt được nên làm sao

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bàn thờ ông địa gỗ hương giá rẻ tphcm

Báo giá bàn thờ ông địa thần tài gỗ hương giá tốt nhất

Trong số lượng khách hàng có nhu cầu hỏi chúng tôi về bàn thờ ông địa được làm từ gỗ hương thì có nhiều khách...

Trọn bộ Bàn thờ ông địa mạ vàng

Bàn thờ ông địa thần tài được MAK mạ vàng siêu cao cấp

Một bộ sản phẩm của Mỹ An Khang thực hiện giao đến khách hàng ở TP Đà Nẵng yêu cầu mạ vàng đẹp cho những...

Các Lễ vật cúng Thần Tài – Thổ địa mùng 1, ngày Rằm cần chuẩn bị

Cúng Thần Tài - Thổ Địa là một nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Do đó, việc chuẩn...

Bàn thờ Thần Tài của người Hoa: Cách bài trí đúng phong thuỷ

Trong văn hóa của người Hoa, nơi Thần Tài không chỉ là biểu tượng của sự thịnh vượng mà còn là chốn linh thiêng, cần...

văn khấn Full bộ đồ thờ thổ địa thần tài đẹp đầy đủ được sắp xếp

Văn khấn Thần Tài Thổ Địa hàng ngày đầy đủ, đúng lễ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam, thờ cúng Thần Tài Thổ Địa là nghi thức truyền thống biểu thị lòng biết ơn...

Bàn thờ thần tài ông địa Quảng Nam

Bàn thờ thần tài ông địa tại Quảng Nam [NK Gửi hàng đẹp]

Quảng Nam là một thành phố du lịch đẹp với nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử, nơi đây cũng là vùng đất có...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Catalogue Gửi Email
Chat zalo